Ngày nay, mua hàng online này càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển phát nhanh phát triển. Vấn đề của thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp lớn tuy vẫn đang dẫn đầu thị trường nhưng lại bảo thủ, chậm thay đổi. Dịch vụ chuyển phát nhanh đang phát triển từng ngày đi kèm với sự phát triển của TMĐT, nếu không có những bước chuyển biến sớm, các DN này sẽ chẳng còn ngồi trên “đỉnh” được bao lâu nữa.
1. Các doanh nghiệp lớn chậm tiến
Trên thực tế, các DN truyền thống như VNPost, Viettel Post,... đều đã tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh cho hoạt động kinh doanh trực tuyến từ nhiều năm nay, nhưng do mô hình hoạt động chưa thật sự phù hợp nên thiếu hẳn sức hút với các DN bán hàng qua mạng. Hơn nữa, chi phí và tốc độ giao hàng của các công ty này thiếu tính cạnh tranh so với các DN tư nhân quy mô nhỏ hơn. Vì vậy, dù các DN truyền thống có sẵn thương hiệu, mạng lưới rộng khắp,... nhưng ưu thế trong lĩnh vực dịch vụ COD vẫn đang nghiêng về các công ty "trẻ". Tổng Giám đốc Viettel Post Hoàng Quốc Anh phân tích: Các DN chuyển phát tư nhân có thể hoạt động tốt mà không cần xây dựng hệ thống vận hành hoàn chỉnh, không cần thực hiện nhiều quy trình bắt buộc phức tạp,... giúp tiết giảm rất nhiều chi phí và thời gian so với các hệ thống lớn. Tính linh hoạt chính là điểm yếu của các DN chuyển phát nhanh truyền thống quy mô lớn, đòi hỏi các DN này phải tìm hướng đi mới để cân bằng sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.
Viettel Post vốn là một trong những doanh nghiệp lớn trong dịch vụ chuyển phát nhanh
2. Sự thay đổi cần thiết
Theo ghi nhận từ các DN kinh doanh TMÐT, gần đây sức mua hàng trực tuyến đang tăng nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố, ngoài hai trung tâm lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Không chỉ tăng số lần nhấp "chuột", giá trị giao dịch trung bình ở khu vực này cũng đã đạt mức 45% tổng doanh thu của thị trường (tỷ lệ này trước đây chỉ 20%). Ðây chính là thời cơ "vàng" cho các DN dịch vụ chuyển phát nhanh lớn, vì theo ông Hoàng Quốc Anh, các DN này vẫn đang có ưu thế vượt trội về phạm vi "phủ sóng". Viettel Post đang có hơn 1.000 nhân viên giao nhận trực thuộc, khoảng 15 nghìn cộng tác viên, sẵn sàng giao nhận hàng hóa trên phạm vi toàn quốc, phủ kín cả những địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo của đất nước. Trước thực tế nhiều người kinh doanh dịch vụ TMÐT hiện vẫn phải chịu chi phí lớn và mất nhiều thời gian cho việc lưu giữ hàng hóa, Viettel Post sắp tới sẽ cung cấp luôn các dịch vụ lưu kho, chia chọn, đóng gói, xuất hàng và chuyển phát nhanh theo các đơn hàng của khách với mức phí rất hợp lý. Ngoài ra, Viettel Post sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ, phần mềm hỗ trợ các nhà kinh doanh TMÐT vừa và nhỏ (có mức vốn chỉ khoảng 100 đến 200 triệu đồng) quản lý tốt hoạt động buôn bán của mình. Ðây chính là những dịch vụ tiện ích mới mà các DN chuyển phát tư nhân, với số vốn và lực lượng "mỏng" hơn khó có thể làm được.
Thay đổi là cần thiết để tiếp tục tồn tại trên thị trường chuyển phát nhanh
Đăng nhận xét