Dù áp dụng bất kỳ phương pháp trị sẹo phỏng bô nào thì bạn phải thực hiện đúng cách và đúng thời điểm thì chúng mới phát huy được tác dụng tốt nhất. Phỏng bô xe là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở Việt Nam. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có như nghệ tươi, mật ong, rau má… để trị sẹo phỏng bô. Ngày nay, khoa học phát triển đã cho ra đời vô số các loại thuốc chống sẹo khác nhau giúp quá trình điều trị sẹo diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
1. Phỏng bô xe và nguyên nhân hình thành sẹo
Do bất cẩn mọi người thường chạm chân vào bô xe nóng khiến một vùng da ở chân bị phồng rợp và rất đau rát. Tùy theo độ nóng của bô xe, độ tiếp xúc giữa da và bô xe mà vết phỏng có thể nông hoặc sâu, rộng hoặc hẹp khác nhau. Nhìn chung, đa số các ca phỏng bô xe đều để lại sẹo thâm do vùng da bị phỏng tổn thương nặng dẫn đến rối loạn sắc tố da không phục hồi. Tùy theo tình trạng vết thương và cơ địa mỗi người mà vết sẹo thâm sẽ có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Chính vì vậy, khi trị sẹo phỏng bô, bạn không nên vội vàng làm theo các bài thuốc dân gian hay sử dụng các loại thuốc chống sẹo không rõ nguồn gốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chuẩn đoán tình trạng da và tư vấn thương pháp khắc phục sẹo thích hợp nhất.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc để quá trình điều trị sẹo phỏng bô diễn ra hiệu quả
2. Nên sử dụng thuốc chống sẹo khi nào
Hiện nay, sử dụng thuốc bôi da là phương pháp trị sẹo phỏng bô an toàn và thuận tiện được nhiều người áp dụng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bôi thuốc đúng cách, đúng thời điểm. Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc chống sẹo nào, bạn cũng nên bôi ngay khi vết thường vừa lành và hình thành da non vì đấy là thời điểm làn da dễ hấp thu các dưỡng chất trong thuốc nhất. Bôi thuốc điều đặn ít nhất 3 lần mỗi ngày, nên bôi thuốc vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để làn da hấp thu hiệu quả, hạn chế bôi thuốc khi ra ngoài nắng thì các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc các bụi bẩn trong môi trường bám vào vùng da bôi thuốc có thể gây nhiễm trùng vết thương.
Bôi thuốc chống sẹo khi vết phỏng vừa hình thành da non sẽ giúp hạn chế để lại sẹo thâm
3. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết phỏng
Bên cạnh việc bôi thuốc điều đặn, để quá trình trị sẹo phỏng bô diễn ra nhanh chóng và thuận lợi bạn cần phải chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận. Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh học, sau đó dùng bông gòn lau nhẹ để loại bỏ nước vàng tiết ra, không băng vết thương quá chặt vì điều ấy có thể khiến vết phỏng bị bí và lâu lành hơn. Đặc biệt, khi vết phỏng chưa lành, bạn không nên bôi bất cứ thứ gì lên vùng da bị tổn thường vì có thể chũng sẽ làm vết phỏng nhiễm trùng và hồi phục lâu hơn.
Đăng nhận xét